Có lẽ ai cũng biết về gỗ tự nhiên. Vì nó gắn với đời sống của chúng ta. Để hiểu sâu hơn về đặc tính kỹ thuật và phân loại chúng, hãy cùng Kanith đọc hết bài viết này nhé.
Mục lục
Định nghĩa gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là gỗ được khai thác từ thân cây lấy gỗ từ rừng trồng hoặc rừng nguyên sinh.
Phân loại gỗ tự nhiên
Theo quy định của Việt Nam hiện nay. Gỗ tự nhiên được chia thành 8 nhóm gỗ sau:
- Nhóm I: Nhóm gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao.
- Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng, có tỷ trọng lớn và sức chịu lực cao.
- Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn nhóm II và nhóm I, nhưng cũng có sức bền, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn.
- Nhóm IV: Nhóm gỗ có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến.
- Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc.
- Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt nhưng bù lại rất dễ chế biến.
- Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt.
- Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao.
Các loại gỗ thông dụng ở Việt Nam dùng cho chế biến xuất khẩu
Đặc tính của gỗ tự nhiên
Ưu điểm
- Đồng nhất, dễ cắt xẻ, tạo hình.
- Đối với gỗ nhóm III trở lên. Có khả năng chịu lực tốt, có nhiều loại gỗ chống mối mọt, có hương thơm.
- Dễ phân huỷ, bảo vệ môi trường, là vật liệu bền vững.
Nhược điểm
- Giá thành cao. Số lượng trồng rừng rất khó để bù kịp nhu cầu sử dụng của dân số.
- Nhóm gỗ từ VIII đến IV chịu lực kém hơn. Dễ co ngót khi thời tiết thay đổi thất thường.
- Dễ cháy, nhóm gỗ thấp dễ bị mối mọt.
Ứng dụng của gỗ tự nhiên
Từ ngàn xưa, gỗ tự nhiên đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực: xây dựng, nội thất, chế tạo nông cụ,…Ngày nay, rất nhiều vật liệu mới ra đời, tuy nhiên gỗ tự nhiên vẫn có những nét thẩm mỹ riêng. Dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ ứng dụng của gỗ tự nhiên: