Phong cách thiết kế nội thất Retro và những điều bạn chưa biết

14/03/2023

Không rập khuôn từ những thiết kế cũ. Không chạy theo sự hiện đại mới lại. Phong cách Retro là một nét chấm phá, một sự kết hợp hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại. Từ đó mang lại sự hoài niệm, xao xuyến cho người yêu nghệ thuật. Đặc biệt hơn cả là phong cách nội thất retro đã và đang trở thành xu hướng mà mọi người hướng tới.

Phong cách Retro 

  • Retro là một phong cách mang xu hướng hoài niệm. Được rút gọn từ thuật ngữ “Retrospective” mang ý nghĩa là hồi tưởng quá khứ. Retro được bắt nguồn từ Bắc Âu và bắt đầu thịnh hành vào những năm 1950 đến 1970.
  • Retro mang trong mình sự pha trộn giữa nét cổ điện và hơi hướng hiện đại. Retro từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những người yêu nghệ thuật. Retro thường được biết đến khi gắn liền với thời trang, âm nhạc, thiết kế hay kiến trúc,…

Phong cách Retro trong thiết kế nội thất

Phong cách nội thất retro là biểu tượng của sự hoài cổ vô cùng cuốn hút. Đồng thời, nó còn tượng trưng cho sự đơn giản, chân thành nhưng không kém phần hiện đại, quyến rũ. Đặc biệt, phong cách Retro lấy những nguyên tắc của phong cách cổ điển nhưng lại cách tân mạnh mẽ tạo nên nét quyến rũ riêng biệt.

Những đặc trưng của phong cách Retro

Phong cách nội thất Retro bắt đầu được ưa chuộng trở lại trong thời gian gần đây. Sự độc đáo, mới lạ của phong cách này đã thổi một luồng gió mới vào không gian nội thất nhà ở hiện đại. Sự hoài niệm, cổ điển pha lẫn với phong cách hiện đại là một nét chấm phá vô cùng độc đáo. Vậy điều gì đã tạo nên một phong cách nội thất Retro?

Nội thất 

  • Để tạo nên phong cách cách retro không thể thiếu những món đồ nội thất vừa đơn giản vừa sở hữu những nét đẹp đặc trưng.
  • Đồ dùng nội thất trong phong cách Retro thường có hình khối trơn, mịn và ít chi tiết. Đặc biệt, nét hoài cổ trong nội thất Retro không hề xa hoa hay cầu kỳ mà rất đơn giản, gọn gàng. Từng đường nét đều rất riêng biệt và độc đáo.
  • Phong cách retro sử dụng đồ nội thất với thiết kế thanh thoát, cách tân. Đồng thời giữ lại đường nét cổ điển và các họa tiết đơn giản, mềm mại.
  • Phong cách retro nội thất là sự kết hợp độc đáo giữa hơi thở của thời đại mới và nét tinh túy của thời gian. Nhờ phong cách này mà không gian sống đẹp mắt, tạo ấn tượng độc đáo hơn.

Màu sắc 

Màu sắc cổ điển là điều tối quan trọng của phong cách thiết kế nội thất retro

  • Phong cách Retro trong nội thất những năm 50 được chia thành hai cách phối màu.
  • Thứ nhất là sự kết hợp giữa gam màu đậm và đậm với gam màu sáng.
  • Thứ hai là sự kết hợp của các gam màu sáng (như nấm, be, xanh lục bảo, xanh ô liu, mận, xanh nước biển và đen).
  • Sau 10 năm, những màu sắc tươi sáng, rực rỡ và sự kết hợp táo bạo, khác lạ trở lên ưa chuộng. Màu trắng, hồng, cam, đỏ, tím, bạc có thể xuất hiện cạnh nhau một cách hoàn toàn tự nhiên. Qua đó tạo nên một không gian lộng lẫy.
  • Những năm 70 lại mang âm hưởng Hippie. Sử dụng nhiều màu sắc trung tính hơn. Các màu phổ biến là be, cát, nâu, xanh lá, xanh nước biển, cam cháy, đỏ tía, mận, tím đậm. Ngoài ra, do ảnh hưởng từ trào lưu nhạc Disco, bạc và vàng cũng là những gam màu không thể thiếu trong phong cách retro những năm 70s.

Vật dụng 

Tranh được coi là vật trang trí phổ biến nhất trong phong cách thiết kế nội thất retro

  • Vật dụng trang trí chủ đạo trong phong cách Retro thường là tranh ảnh. Những bức tranh sử dụng thường mang chủ đề đương đại, sự trừu tượng rõ nét. Mỗi bức tranh có thể về một nhóm ca sĩ, một ca sĩ thịnh hành trong những năm 50, 60, cũng có thể là một chủ đề trừu tượng hoặc một bức tranh với nét độc đáo, ấn tượng riêng.
  • Các căn nhà thường được chia thành những không gian nhỏ và bố trí nhiều vật dụng. Vì thế người ta thường ưa chuộng những kiểu tranh kích cỡ nhỏ hoặc trung bình để trang trí cho tường của căn phòng.
  • Những bức tranh xinh xắn sẽ khiến cho căn nhà trở nên ấm áp và lãng mạn, hoài niệm. Còn những bức tranh theo trường phái hội họa, trừu tượng, ấn tượng, hoang dã và hình học sẽ được lựa chọn để lại cho căn nhà nét cách tân và phóng khoáng.
  • Những vật dụng bằng kim loại có một chút gỉ sét, đồ gỗ hơi trầy xước cũng được sử dụng để tạo sự hoài niệm, cổ điển.

Tường 

Những bức tường được trang trí tạo cảm giác cổ điển trong phong cách thiết kế nội thất

  • Ở phong cách thiết kế nội thất Retro không chỉ gói gọn ở việc sơn màu cho bức tường. Việc điểm tô lên đó các vật dụng trang trí, giấy dán tường có hòa văn những năm 1970 hay thậm chí là những bức vẽ về xã hội cũ hoặc các phông chữ đậm chất Retro cho không gian thêm phần hoài niệm.
  • Gam màu trắng hoặc trắng ngà thường được dùng để trang trí những bức tường. Ngoài ra, các loại giấy dán tường với họa tiết lớn cũng được sử dụng phổ biến.
  • Họa tiết của giấy dán thường mang trong mình âm hưởng của nhạc Pop và những nghệ sĩ thập niêm trước. Tạo cảm giác tự do, phóng khoáng của con người. Vì thế, các hoạt tiết hay có dạng hoa lá và lặp đi lặp lại tạo ảo giác.
  • Gương mặt trời, đồng hồ gỗ của những năm 60s đậm chất hoài cổ thường được lựa chọn.

Ánh sáng

Phong cách nội thất retro rất chú trọng vào ánh sáng tạo ra sự hài hoà giữa cổ điển và hiện đại

  • Ánh sáng tự nhiên sẽ được sử dụng triệt để trong những thiết kế retro. Cửa sổ cánh hoặc cửa sổ mái vòm rộng được ưa chuộng thay vì cửa kính.
  • Việc sử dụng nhiều gam màu chói trong cùng một không gian có thể gây hiệu ứng thu hẹp về diện tích. Để hạn chế điều này, các ô cửa lớn trong phòng ở. Cửa sổ lớn giúp hứng sáng cho gian phòng.
  • Ánh sáng tự nhiên khiến phòng ở trở nên thông thoáng, sáng sủa, rộng rãi hơn. Các màu sắc trong phòng cũng trở nên rực rỡ hơn dưới nắng.

Lời kết

Cuộc sống càng hối hả, bộn bề người ta càng có xu hướng tìm về những nét xưa cũ. Thiết kế nội thất Retro mang lại cảm giác hoài niệm, cổ điển, bình yên trong từng mảng vẽ.

Hi vọng qua bài viết này các bạn phần nào hiểu hơn về phong cách thiết kế Retro. Những gì tạo nên nó và những thứ mà nó mang lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*Vui lòng điền đầy đủ thông tin




    * Mọi thông tin của quý khách đều được bảo mật

    Kanith sẽ liên hệ lại với Quý Khách theo thời gian đã hẹn.
    "Cảm ơn Quý Khách, chúc Quý Khách một ngày tràn đầy năng lượng."