Phong cách thiết kế Vintage – Nét đẹp trường tồn theo thời gian

15/03/2023

Thế giới nội thất đã trải qua nhiều thời kỳ vàng son với đa dạng phong cách, xu hướng. Tất cả đã thay nhau nở rộ và chiếm lĩnh trải tim của giới mộ điệu. Phong cách nội thất Vintage như một cú “lội ngược dòng” để tìm về những nét đặc trưng trong thời trang cổ điển. Nhưng không vì thế mà mất đi sự sang trọng, tinh tế vốn có.

Phong cách Vintage

  • Vintage là từ ngữ có bắt nguồn từ quá trình làm rượu nho. Và theo dần thời gian, từ này có nghĩa là việc tạo nên những thứ đẹp đẽ chất lượng nhưng có hơi hướng xưa cũ.
  • Phong cách vintage trở thành hiện tượng đình đám vào những năm 90s của thế kỉ 20. Bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nền âm nhạc Rock&Swing, vintage như một hiện tượng nhà mọi người đều theo đuổi. Hiện nay, phong cách này đã lần nữa trỗi dậy, chiếm sóng trong mọi nhóc ngách của nghệ thuật như thời trang, nội thất, thiết kế, nhiếp ảnh,..

Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất

Phong cách vintage trong nội thất luôn được mọi người yêu thích

  • Nhịp sống hối hả hiện tại càng làm người ta muốn quay về mới những giá trị xưa cũ. Phong cách nội thất Vintage nổi lên như một “liều thuốc” chữa lành vết thương trong tâm hồn của mọi người.
  • Là sự pha trộn giữa phong cách hiện đại và cổ điển. Đơn giản hơn, có thể hiểu rằng phong cách Vintage chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển của thập niên cũ với phong cách hiện đại. Phong cách Vintage nhằm mang đến một không gian sống với vẻ đẹp của sự nhẹ nhàng, bình dị và mang dấu ấn của thời gian.
  • Chúng ta sẽ cảm nhận được sự lãng mạn và hoài niệm trong không gian. Vintage như một thiếu nữ nhẹ nhàng, dịu dàng làm say đắm bao người. Vậy tại sao mọi người lại yêu thích phong cách nội thất này đến vậy?

Những đặc trưng của phong cách Vintage

Nội thất 

Nội thất đa dạng tạo nên sự hài hoà trong phong cách vintage

  • Yếu tố quan trọng nhất tạo nên phong cách này chính là nội thất. Việc lựa chọn đồ phải mang đậm nét xưa cũ và có tính hoài cổ. Những chiếc đồng hồ cũ, bộ sofa sờn cũ, những bức tranh xưa cũ, đèn chùm cầu kỳ,… Tất cả đều mang dấu ấn của thời gian nhưng mang tính thẩm mỹ cao. Chất liệu phổ biến thường là gỗ, vải với thiết kế đơn giản, không cầu kỳ.
  • Đồ nội thất phong cách Vintage điển hình ở Việt Nam có thể kể đến những vật dụng thời chiến, chăn con công, bộ ghế salon thùng…

Màu sắc 

  • Theo từng phong cách thiết kế, sẽ có những bảng màu riêng biệt để thể hiện cái hồn mà phong cách hướng đến. Tuy nhiên, màu không chỉ mang tính thẩm mỹ và cảm hứng . Nó còn đánh dấu giai đoạn phát triển của phong cách này.
  • Quá trình phát triển của phong cách Vintage có thể chia thành 3 giai đoạn chính. Và với cách vận dụng màu sắc khác nhau.
  1. Phong cách Art-Deco Vintage (1920-1940).  Giai đoạn này phong cách Vintage thiên về gam màu sáng và sắc trung tính chủ đạo mang đến một không gian nội thất nhẹ nhàng.
    Phong cách Art-Deco Vintage của những năm 20-40
  2. Phong cách Mid-Century Modern (1930-1960). Giai đoạn này thì phong cách Vintage thường sử dụng những gam màu ấn tượng hơn.Phong cách Mid-Century Modern
  3. Từ năm 1960 đến nay, Vintage không còn bị bó buộc trong bất kỳ một khuôn khổ nào. Bạn có thể chọn lựa và kết hợp theo sở thích. Nhưng vẫn phải dựa trên tinh thần mang đến một không gian hơi hướng hoài cổ. Một số gam màu nhẹ nhàng, dễ kết hợp như trắng, kem, xanh nhạt đều được để mắt tới.

Yếu tố trang trí 

Đa dạng các vật trang trí trong phong cách thiết kế

  • Với những đồ dùng trang trí cho phong cách Vintage thường khá đa dạng. Tranh treo, đồng hồ, lọ hoa, gối tựa… Bên cạnh đó, thảm trải sàn, hay sàn gỗ cũng chính là những vật liệu chính tạo nên không gian nội thất phong cách Vintage.
  • Không cầu kỳ, kén chọn. Các yếu tố trang trí có thể lượm lặt theo sở thích và niềm đam mê của gia chủ. Thông thường, cá nhân yêu thích phong cách này thường có thói quen sưu tầm đồ vật mang giá trị trường tồn theo thời gian.
  • Những mẫu giấy dán tường với gam màu pastel nhẹ nhàng như kem, hồng nhạt, xanh ngọc,… Cùng với đó là những họa tiết dập nổi bắt thường xuất hiện trong những căn hộ có phong cách Vintage hiện nay.

Ánh sáng

Ánh sáng mang lại sự ấm áp cổ kính

  • Ánh sáng là một yếu tố không thể thiếu trong thiết kế nội thất vintage. Nguồn sáng tự nhiên thông qua những khung cửa sổ lớn. Nó tăng thêm độ sáng và giúp không gian vintage không bị u tối hay ảm đạm.
  • Sử dụng rèm cửa để giảm cường độ ánh sáng tạo nên cảm giác ấm áp và hoài niệm.

Sự khác biệt giữa RETRO và VINTAGE trong thiết kế nội thất

  • Nhiều người vẫn thường nhầm 2 khái niệm RETRO và VINTAGE. Vậy hãy cùng Kanith xem 2 phong cách này khác biệt như thế nào nhé!
  • Cùng hướng đến việc tái hiện lại những kiểu nội thất của thập niên cũ. Nhưng phong cách nội thất retro và vintage vẫn có sự khác nhau trong cách thiết kế.
  1. Điểm độc đáo của Vintage nằm ở việc sử dụng ngay các chất liệu xưa cũ. Thế nhưng phong cách nội thất Retro lại mang đến nhiều không gian sáng tạo. Không quá phụ thuộc vào nội thất, mà tập trung vào tổng thể bao gồm màu sắc. Cùng với đó là cách bố trí lẫn đường nét trang trí.
  2. Nội thất Vintage mang đậm dấu ấn thời gian, nội thất thường là đã qua sử dụng. Còn phong cách Retro là kết hợp giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Nội thất là đồ mới, được thiết kế tinh tế và khéo léo toát lên tính hoài niệm cổ xưa.
  3. Phong cách Vintage hay dùng chi tiết trang trí như giấy dán tường, thảm trải sàn, sàn gỗ. Tone màu chủ đạo là gam màu Pastel nhẹ nhàng, tươi sáng. Phong cách retro hay dùng tranh ảnh để trang trí. Sử dụng gam màu xen kẽ nóng lạnh, kết hợp màu đậm để toát lên sự mạnh mẽ.

Lời kết

Cuộc sống có thế thay đổi nhưng những giá trị nghệ thuật sẽ mãi trường tồn. Thông qua bài viết, Kanith hi vọng có thể giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về phong cách thiết kế nội thất Vintage. Hãy liên hệ với Kanith nếu bạn muốn tạo nên 1 không gian vintage dành cho riêng bạn!

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*Vui lòng điền đầy đủ thông tin




    * Mọi thông tin của quý khách đều được bảo mật

    Kanith sẽ liên hệ lại với Quý Khách theo thời gian đã hẹn.
    "Cảm ơn Quý Khách, chúc Quý Khách một ngày tràn đầy năng lượng."