Tiêu chuẩn Thiết kế bền vững cần những gì? 3 Tiêu chuẩn cần biết

23/04/2024

Thời điểm hiện tại thách thức về môi trường đang ngày càng gia tăng, những công trình THIẾT KẾ BỀN VỮNG đang dần trở thành yếu tố quan trọng đối với đời sống, xã hội, môi trường.

Cụ thể, những công trình bền vững sẽ giúp góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững bằng việc sử dụng năng lượng tự nhiên, cải thiện sức khỏe và cuộc sống cho người dân, giảm tác động xấu lên môi trường, …

Trong bài viết này Kanith sẽ giới thiệu và phân tích cho các bạn biết những tiêu chuẩn phổ biến và đang được áp dụng rộng rãi.

 

Tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) –  Tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế

LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là hệ thống đánh giá và chứng nhận công trình xanh được phát triển bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ (USGBC), có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Hệ thống này đánh giá hiệu suất môi trường của một công trình trong toàn bộ vòng đời của nó, từ giai đoạn thiết kế, thi công đến vận hành. LEED bao gồm 8 hạng mục chính với các tiêu chí cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn LEED

  1. Location & Transportation (LT): Tập trung vào các chính sách hỗ trợ tiếp cận và tăng cường sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng, khuyến khích các phương tiện giao thông bền vững để giảm thiểu phát thải carbon.
  2. Sustainable Sites (SS): Bao gồm các chính sách quản lý và bảo tồn môi trường sống và hệ sinh thái, sử dụng nguồn nước mưa tái sử dụng và giảm ô nhiễm ánh sáng.
  3. Water Efficiency (WE): Nhấn mạnh vào quản lý, đo lường và cải thiện hiệu quả sử dụng nước để phục hồi và cải thiện chất lượng nguồn nước.
  4. Energy & Atmosphere (EA): Thúc đẩy các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, và giảm thiểu ô nhiễm do phát thải và tác động của hiệu ứng nhà kính.
  5. Materials & Resources (MR): Đánh giá quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế và xử lý chất thải.
  6. Indoor Environmental Quality (EQ): Bao gồm các tiêu chí đánh giá việc cải thiện chất lượng không khí, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng tự nhiên trong nhà.
  7. Innovation (IN): Khuyến khích các giải pháp sáng tạo trong thiết kế và thi công để tăng hiệu suất và linh hoạt sử dụng của công trình.
  8. Regional Priority (RP): Đánh giá về mức độ quan trọng và tính phù hợp với điều kiện môi trường và văn hóa địa phương, góp phần nâng cao giá trị của các công trình xanh cho cộng đồng tại khu vực.

Tiêu chuẩn BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) tiêu chuẩn môi trường quốc tế cho công trình xây dựng

BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) là phương pháp đánh giá môi trường sử dụng rộng rãi cho các công trình xây dựng, do Cơ quan Nghiên cứu Xây dựng (BRE) của Anh phát triển từ năm 1990. Ban đầu, mục tiêu của BREEAM là thúc đẩy thiết kế liên quan đến bảo vệ môi trường, nhưng sau đó đã phát triển thành một hệ thống đánh giá toàn diện cho “tòa nhà bền vững”, xem xét các yếu tố kinh tế, xã hội và đổi mới. BREEAM cung cấp khung đánh giá định lượng về tính bền vững, đo lường và chứng nhận giá trị bền vững của một dự án dựa trên các hạng mục đánh giá cụ thể, bao gồm:

Tiêu chuẩn BREEAM

  1. Management: Chú trọng vào chính sách và quy trình quản lý dự án trước, trong và sau khi xây dựng công trình.
  2. Water: Tập trung vào giảm tiêu thụ và xử lý nước thông qua các chiến lược quản lý thông minh.
  3. Energy: Khuyến khích giảm nhu cầu năng lượng và tối ưu hiệu quả sử dụng năng lượng.
  4. Transport: Định hướng sử dụng giao thông công cộng và các phương thức vận tải bền vững.
  5. Health & Wellbeing: Đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho người sử dụng.
  6. Resources: Khai thác và sử dụng hiệu quả các tài nguyên và năng lượng tái tạo.
  7. Resilience: Tập trung vào khả năng phục hồi của công trình trước các thách thức từ môi trường và biến đổi khí hậu.
  8. Land Use & Ecology: Khuyến khích sử dụng đất có trách nhiệm và bảo tồn đa dạng sinh học.
  9. Pollution: Thúc đẩy quản lý và ngăn ngừa ô nhiễm không khí, ánh sáng và tiếng ồn.
  10. Materials: Khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
  11. Waste: Giảm thiểu và quản lý rác thải.
  12. Innovation: Công nhận về thiết kế đổi mới, bền vững và sáng tạo.

BREEAM và các mô hình đánh giá quốc tế khác đã thiết lập tiêu chuẩn cao cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành bền vững của các công trình xanh, giúp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và nước, CO2, nâng cao chất lượng sống và làm việc. Trong ngữ cảnh của Việt Nam, việc thiết lập một khung tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh phù hợp sẽ thể hiện cam kết của quốc gia trong việc thúc đẩy phát triển bền vững.

Hệ thống tiêu chí Công trình xanh LOTUS (dành riêng cho Việt Nam)

LOTUS là hệ thống tiêu chí công trình xanh đầu tiên dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam, được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) và Green Cities Fund (California, Hoa Kỳ). Được coi là một trong những chương trình chứng nhận công trình xanh toàn diện và phổ biến nhất tại Việt Nam, LOTUS kết hợp đầy đủ các quy chuẩn xây dựng Việt Nam và chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế.

Mục tiêu của LOTUS là thiết lập các tiêu chuẩn tương đương với các hệ thống tiên tiến như LEED và Green Mark, đồng thời tập trung vào việc khuyến khích các giải pháp kiến trúc dựa vào thiên nhiên và thiết kế thụ động. LOTUS chú trọng vào việc giải quyết các mục tiêu về sức khỏe và tiện nghi cho người sử dụng công trình, không chỉ là việc tối ưu hiệu quả năng lượng và các khía cạnh kỹ thuật khác.

Mặc dù có sự giống nhau với LEED và Green Mark trong việc thúc đẩy bền vững trong xây dựng, LOTUS nhấn mạnh vào việc áp dụng các giải pháp quy hoạch tốt, thiết kế linh hoạt và tiếp cận cộng đồng, cùng với việc sử dụng các phương pháp thiết kế dựa trên thiên nhiên.

Hệ thống tiêu chí Công trình xanh LOTUS

Hiện nay, LOTUS có khả năng áp dụng cho hầu hết các loại hình dự án xây dựng, với 06 công cụ đánh giá sau:

  • LOTUS NC v3, áp dụng cho dự án xây mới hoặc cải tạo quy mô lớn với tổng diện tích sàn (GFA) từ 2500 m2 trở lên
  • LOTUS BIO, áp dụng cho công trình hiện hữu
  • LOTUS Homes, áp dụng cho công trình nhà ở riêng lẻ
  • LOTUS SB, áp dụng cho dự án phi nhà ở với GFA nhỏ hơn 2500 m2
  • LOTUS Interiors, áp dụng dự án hoàn thiện nội thất
  • LOTUS Small Interiors, áp dụng dự án hoàn thiện nội thất với GFA nhỏ hơn 1000 m2

LOTUS, giống như các hệ thống chứng nhận công trình xanh quốc tế, có cấu trúc bao gồm các tiêu chí bắt buộc (Prerequisites) và các tiêu chí tự nguyện (optional credits), được chia thành các nhóm tiêu chí (Categories). LOTUS NC v3 hiện có 6 nhóm chính (Năng lượng, Nước, Vật liệu & Tài nguyên, Sức khỏe & Tiện nghi, Địa điểm & Sinh thái, Quản lý) và 1 mục Bonus (ghi nhận các giải pháp sáng tạo hoặc dự án có hiệu năng vượt trội).

Khung đánh giá tiêu chuẩn LOTUS
Dự án cần đạt các yêu cầu của các Điều kiện tiên quyết để có thể xem xét đánh giá các tiêu chí tự nguyện. Mỗi tiêu chí tự nguyện thường được đặt cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu hoặc các quy chuẩn bắt buộc. Dự án sẽ nhận được điểm khi đáp ứng yêu cầu của một tiêu chí tự nguyện. Tổng số điểm dự án đạt được sẽ quyết định mức chứng nhận của dự án.

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngày càng được coi trọng, việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và vận hành công trình xanh trở thành yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp và dự án xây dựng. Các tổ chức doanh nghiệp trong ngành xây dựng cần chủ động, tích cực hướng tới việc tích hợp các tiêu chuẩn như LEED, BREEAM, và LOTUS vào trong quy trình thiết kế xây dựng và vận hành của mình.

Ở trên Kanith đã giới  thiệu cho mọi người biết đến 3 tiêu chuẩn Thiết kế bền vững phổ biến và đang được nhiều doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn làm thang đánh giá công trình. Nếu có thắc mắc, yêu cầu chỉnh sửa hãy để lại bình luận.

Giới thiệu dịch vụ của Kanith

Kanith tồn tại để kiến thiết cuộc sống TIỆN DỤNG và BỀN VỮNG cho mọi người.
Chúng tôi luôn ưu tiên công năng, tính sáng tạo và tối ưu cho nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Dịch vụ của Kanith bao gồm:
1. Dịch vụ thiết kế sản phẩm: Dựa vào ý tưởng về sản phẩm nội thất hoặc đồ gia dụng của bạn nhưng chưa cụ thể hoá được hình ảnh sản phẩm. Kanith sẽ thiết kế hình ảnh sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bạn.
2. Dịch vụ thiết kế nội thất: Chúng tôi tập trung vào nghiên cứu kĩ khách hàng để tối ưu công năng sử dụng, biện pháp thi công, vật liệu thi công. Quý khách hàng sẽ tìm được không gian sinh hoạt phù hợp nhất.
3. Dịch vụ thiết kế kiến trúc: Nhu cầu của khách hàng là trung tâm để chúng tôi có thể tối ưu hóa công năng sử dụng không gian, thiết kế và vật liệu. Chúng tôi luôn lắng nghe và hiểu rõ yêu cầu của từng khách hàng để tạo ra những thiết kế độc đáo và sáng tạo, phù hợp với mỗi phong cách và nhu cầu riêng của khách hàng
4. Dịch vụ thiết kế và thi công trọn gói: Kanith dựa vào hiện trạng thực tế qua quá trình khảo sát và nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra và biện pháp thi công phù hợp nhất với khách hàng. Với kinh nghiệm lâu năm về lĩnh vực thiết kế, vật liệu, biện pháp thi công, Kanith tin rằng sẽ làm hài lòng bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*Vui lòng điền đầy đủ thông tin




    * Mọi thông tin của quý khách đều được bảo mật

    Kanith sẽ liên hệ lại với Quý Khách theo thời gian đã hẹn.
    "Cảm ơn Quý Khách, chúc Quý Khách một ngày tràn đầy năng lượng."