Gỗ công nghiệp là gì? Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế và thi công nội thất. Cùng Kanith tìm hiểu về chúng trong bài viết này nhé.
Mục lục
Nguồn gốc ra đời của gỗ công nghiệp
Định nghĩa
Gỗ công nghiệp rất rộng và nhiều loại do vậy theo chúng tôi định nghĩa. Có lẽ tất cả các loại gỗ không phải gỗ tự nhiên (gỗ phát triển tự nhiên từ thân cây) thì sẽ được cho vào nhóm gỗ công nghiệp.
Nguồn gốc
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của gỗ ép trong lăng mộ của các pharaoh Ai Cập. Một nghìn năm trước, người Trung Quốc đã cạo gỗ và dán chúng lại với nhau để sử dụng làm đồ nội thất. Người Anh và người Pháp được cho là đã chế biến gỗ trên nguyên tắc chung của ván ép vào thế kỷ 17 và 18. Và các nhà sử học tin rằng Sa hoàng Nga cũng đã tạo ra các dạng ván ép trước thế kỷ 20. Ván ép thời kỳ đầu hiện đại thường được làm từ gỗ cứng trang trí và được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất đồ gia dụng, chẳng hạn như tủ, rương, mặt bàn và cửa ra vào. Ván ép xây dựng làm từ các loài gỗ mềm đã không xuất hiện trên thị trường cho đến thế kỷ 20.
Ván ép được cấp bằng sáng chế, sau đó bị lãng quên
Bằng sáng chế đầu tiên cho thứ có thể được gọi là ván ép được cấp ngày 26 tháng 12 năm 1865 cho John K. Mayo của Thành phố New York. Bản phát hành lại của bằng sáng chế đó, ngày 18 tháng 8 năm 1868, đã mô tả sự phát triển của Mayo như sau: “Sáng chế bao gồm việc gắn kết hoặc gắn chặt một số các lớp gỗ mỏng với nhau bằng đường vân của các mảnh liên tiếp”. Mayo có thể đã có ý tưởng, nhưng dường như không có nhiều ý nghĩa kinh doanh, vì lịch sử không ghi lại rằng ông đã từng tận dụng các bằng sáng chế của mình.
1905: Một ngành công nghiệp ra đời
Năm 1905, thành phố Portland, Oregon chuẩn bị tổ chức Hội chợ Thế giới như một phần của lễ kỷ niệm 100 năm Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. Một số doanh nghiệp địa phương đã được yêu cầu chuẩn bị triển lãm cho sự kiện này, bao gồm Công ty Sản xuất Portland, một nhà máy sản xuất hộp gỗ nhỏ ở quận St. Johns của thành phố. Chủ sở hữu đồng thời là giám đốc nhà máy Gustav Carlson đã quyết định ghép các tấm gỗ từ nhiều loại gỗ mềm vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Sử dụng cọ sơn làm dụng cụ phết keo và các piston làm máy ép, một số tấm được bày ra để trưng bày. Được gọi là “veneer 3 lớp”, sản phẩm đã tạo ra sự quan tâm đáng kể của những người tham gia hội chợ. Bao gồm một số nhà sản xuất cửa, tủ và rương. Đến năm 1907, Portland Manufacturing đã lắp đặt máy rải keo tự động và máy ép mặt bằng tay. Sản lượng tăng vọt lên 420 tấm mỗi ngày. Và một ngành công nghiệp mới về gỗ đã ra đời.
Phân loại gỗ công nghiệp
Một sản phẩm gỗ công nghiệp sẽ đi theo các quy trình sau:
- Làm chủ công nghệ sản xuất cốt gỗ.
- Làm chủ công nghệ sản xuất bề mặt: Melamine, Laminate, Acrylic, Verneer,…
- Đại lý phân phối cốt gỗ và bề mặt.
- Gia công ép bề mặt gỗ công nghiệp lên cốt gỗ.
- Gia công hoàn thiện sản phẩm gỗ công nghiệp.
Phân loại theo nhà cung cấp
Tại Việt Nam, các đơn vị cung cấp bao gồm các đơn vị sau
An Cường
An Cường là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực gỗ công nghiệp. Cung cấp toàn bộ hệ sinh thái về gỗ công nghiệp. Các sản phẩm của An Cường cũng có mức giá cao nhất tại Việt Nam.
HPL
AicaHPL là đơn vị phân phối và gia công bề mặt các sản phẩm gỗ công nghiệp nhập khẩu chủ yếu đến từ Nhật Bản. Có phân phối một số sản phẩm của các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan,… Tương ứng với mục số 3 và số 4 trong quy trình cung ứng gỗ công nghiệp ở đầu bài viết.
Minh Long
Minh Long là đơn vị gia công bề mặt các sản phẩm gỗ công nghiệp. Có thể tự design các mẫu bề mặt. Tương ứng với mục số 2,3,4 trong quy trình cung ứng gỗ công nghiệp ở đầu bài viết.
Tổ hợp các đơn vị gia công bề mặt gỗ công nghiệp và phân phối không có chứng chỉ chất lượng.
Các đơn vị này tương ứng với mục số 3,4 trong quy trình cung ứng sản phẩm gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, các sản phẩm bề mặt hoàn thiện trôi nổi và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Phân loại theo cốt gỗ
- MDF
- MFC
- Black HDF
- HDF
- Plywood
- Gỗ nhựa
- Các loại cốt gỗ khác
Phân loại theo bề mặt hoàn thiện
- Melamine
- Laminate
- Acrylic
- Film dán nội thất
- Verneer
- Sơn bệt
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp
Ưu điểm
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên (so với các gỗ nhóm V, IV, III, II, I).
- Thi công nhanh.
- Mẫu mã đa dạng.
- Chống ẩm, hạn chế mối mọt, hạn chế co ngót, biến dạng.
- Chống chọi được thời tiết khắc nghiệt.
Nhược điểm
- Không tạo được dáng cong 3 chiều như gỗ tự nhiên. Chỉ làm được các dạng phẳng, đơn giản.
- Liên kết không chắc chắn như gỗ tự nhiên.
- Ô nhiễm môi trường, khó phân huỷ.
Ứng dụng của gỗ công nghiệp
Nhờ có những ưu điểm vượt trội hơn so với gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng và nội thất. Góp phần giúp các nhà thiết kế cũng như khách hàng có thêm nhiều lựa chọn vật liệu và công năng sử dụng.