Làm sao để thi công nội thất đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ? Quan trọng nhất là phải tuân theo quy trình làm việc nghiêm ngặt để hạn chế các sai sót xảy ra trong quá trình thi công. Cùng Kanith tìm hiểu về quá trình thi công này nhé.
Mục lục
- 1 Quy trình thi công là gì?
- 2 Quy trình thi công đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ
- 2.1 Điều kiện bắt buộc phải có trước khi thi công
- 2.2 Quy trình thi công
- 2.2.1 Khảo sát hiện trạng.
- 2.2.2 Điều chỉnh các thay đổi của bản vẽ so với hiện trạng. Những khác biệt của bản thiết kế so với thi công. Phải có sự đồng ý của chủ đầu tư và đơn vị thiết kế.
- 2.2.3 Lập kế hoạch thi công. Gửi chủ đầu tư cùng theo dõi tiến độ.
- 2.2.4 Kiểm tra hiện trạng. Chụp lại toàn bộ hiện trạng hư hỏng (nếu có) của đồ dùng. Xác nhận với chủ đầu tư mức độ thiệt hại của chúng. Thực hiện các biện pháp bảo quản đồ dùng hiện trạng tại công trình.
- 2.2.5 Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh chung của công trình.
- 2.2.6 Yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào. Duyệt các mẫu mã vật liệu thực tế trước khi sản xuất.
- 2.2.7 Tập kết vật liệu tại công trình. Thực hiện các biện pháp bảo quản vật liệu.
- 2.2.8 Thi công theo bản vẽ và các thay đổi đã được duyệt tại bước số 2.
- 2.2.9 Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công.
- 2.2.10 Nghiệm thu lắp đặt và nghiệm thu khối lượng với chủ đầu tư.
- 2.2.11 Bàn giao sản phẩm cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.
- 2.3 Những lưu ý khi thực hiện quy trình thi công nội thất.
Quy trình thi công là gì?
Quy trình thi công là một danh sách các công việc được thực hiện theo trình tự nhất định để đảm bảo chất lượng của một dự án hoặc một công việc nào đó. Có thể hiểu theo một cách khác quy trình thi công gần giống như việc lập kế hoạch công việc.
Quy trình thi công đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ
Điều kiện bắt buộc phải có trước khi thi công
- Hồ sơ kĩ thuật thi công đã có sự phê duyệt của chủ đầu tư (bản vẽ kĩ thuật thi công) (của đơn vị thiết kế).
- Phối cảnh thiết kế công trình (của đơn vị thiết kế).
- Báo giá thi công mà chủ đầu tư đã duyệt.
- Hợp đồng thi công có đủ chữ ký của thầu phụ và chủ đầu tư.
Lưu ý:
- Bốn mục trên là đồng thời và bắt buộc. Không có đủ đồng thời cả bốn mục trên. Tuyệt đối không thi công. Điều này là lưu ý với cả chủ đầu tư các đơn vị thầu phụ. Là cơ sở để đảm bảo quyền lợi của các bên khi có rủi ro bất khả kháng xảy ra.
- Đối với các công trình lớn. Có vốn đầu tư trên 10 tỷ, cần có đơn vị giám sát độc lập và có thể thành lập ban quản lý dự án. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quy trình làm việc của các công trình cải tạo – làm mới nội thất quy mô nhỏ. Có vốn đầu tư dưới 5 tỷ.
Quy trình thi công
-
Khảo sát hiện trạng.
-
Điều chỉnh các thay đổi của bản vẽ so với hiện trạng. Những khác biệt của bản thiết kế so với thi công. Phải có sự đồng ý của chủ đầu tư và đơn vị thiết kế.
-
Lập kế hoạch thi công. Gửi chủ đầu tư cùng theo dõi tiến độ.
-
Kiểm tra hiện trạng. Chụp lại toàn bộ hiện trạng hư hỏng (nếu có) của đồ dùng. Xác nhận với chủ đầu tư mức độ thiệt hại của chúng. Thực hiện các biện pháp bảo quản đồ dùng hiện trạng tại công trình.
-
Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh chung của công trình.
-
Yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào. Duyệt các mẫu mã vật liệu thực tế trước khi sản xuất.
-
Tập kết vật liệu tại công trình. Thực hiện các biện pháp bảo quản vật liệu.
-
Thi công theo bản vẽ và các thay đổi đã được duyệt tại bước số 2.
-
Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công.
-
Nghiệm thu lắp đặt và nghiệm thu khối lượng với chủ đầu tư.
-
Bàn giao sản phẩm cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.
Những lưu ý khi thực hiện quy trình thi công nội thất.
- Quy trình thi công là để đảm bảo chất lượng và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong quá trình thi công. Tuy nhiên, luôn phải có sự tối ưu, đổi mới để phù hợp với thực tế thi công.
- Chủ đầu tư là người có quyền cao nhất của dự án. Do vậy, tất cả các thay đổi trong khi thi công so với bản vẽ thiết kế đều phải có sự phê duyệt của chủ đầu tư. Ngoài ra cũng cần có đóng góp ý kiến của bên thiết kế.
- Thiết kế và thực tế thi công luôn có sai lệch. Do vậy, tất cả các thay đổi dù là nhỏ nhất giữa thiết kế và hiện trạng, đều phải thông qua chủ đầu tư.