Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang thúc đẩy xã hội hành động vì một thế giới “Xanh” hơn, nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế đã ưu tiên lựa chọn những vật liệu xây dựng bền vững trong công trình.
Vật liệu bền vững là một phần của thiết kế bền vững tổng thể, việc sử dụng vật liệu bền vững sẽ giúp phần giảm thiểu tác động lên môi trường của ngành công nghiệp xây dựng qua việc không phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không thể tái tạo và giảm lượng khí thải carbon phát từ các công trình.
Dưới đây Kanith sẽ giới thiệu tới mọi người 11 vật liệu bền vững đang được áp dụng phổ biến và nghiên cứu phát triển.
Mục lục
Vật liệu bền vững là gì
Vật liệu bền vững không chỉ đơn thuần là các vật liệu có thể tái chế, mà còn bao gồm những đặc điểm khác như không làm cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo và không gây ô nhiễm môi trường.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải xem xét cẩn thận các loại vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất, xây dựng và phá dỡ công trình.
Vật liệu bền vững không chỉ thân thiện với môi trường mà còn an toàn cho sức khỏe con người, đồng thời có thời gian sử dụng cao.
“Xem thêm bài viết: Thiết kế Bền vững là gì, tầm quan trọng và lợi ích“
11 Vật liệu bền vững bạn nên biết
1. Cork
Chúng ta thường xuyên gặp vật liệu này ở nút chai rượu, bảng ghim, … Tuy nhiên vật liệu này còn có thể áp dụng trong ngành xây dựng mà nhiều người chưa biết.
Cork được làm từ vỏ cây sồi khểnh với tuổi thọ lên tới 200 năm. Trong suốt vòng đời của cây, hàng trăng KG vỏ cây đã được sản sinh ra, điều này khiến nó trở thành nguồn tái tạo vật liệu dồi dào.
Sau khi bóc tách vỏ cây, chúng sẽ được xử lý thành các tấm ván. Vật liệu này có ưu điểm chống thấm, nhẹ, cách nhiệt và tính tái chế.
2. Thép tái chế
Thép nằm trong những vật liệu tái chế được sử dụng nhiều nhất, qua nhiều công trình vật liệu này đã chứng minh được khả năng tái chế mà không giảm đi chất lượng ban đầu. Sự chắc chắn và bền bỉ vẫn được giữ nguyên.
Lượng thép tái chế được thu hồi giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu nặng lượng, khí thải phát ra trong quá trình khai thác, sản xuất.
Năng lượng sử dụng trong quy trình tái chế cũng ít hơn hơn nhiều so với ban đầu bởi nguyên liệu đã qua xử lý chứ không còn ở dạng thô như ban đầu.
3. Gỗ tái chế hoặc gỗ thu hồi
Một giải pháp đơn giản là tái chế gỗ đã được thu hồi, điều này đã được thấy thông qua việc làm lại nội thất từ gỗ cũ.
Tuy nhiên, chúng ta cần đảm bảo không phụ thuộc quá nhiều vào gỗ mới, vì việc sử dụng quá nhiều gỗ có thể vượt quá tốc độ tăng trưởng của cây. Bằng cách tái chế gỗ, chúng ta có thể giảm thiểu tình trạng phá rừng, gián tiếp thúc đẩy đa dạng sinh học và việc hấp thụ carbon.