Quay ngược thời gian về nửa đầu thế kỉ 21, thời điểm bùng nổ với nghệ thuật kiến trúc. Đây cũng là thời điểm những “kiệt tác” kiến trúc, thiết kế trên toàn thế giới được ra đời. Hãy cùng Kanith điểm mặt 10 công trình, kiến trúc nổi bật nhất đầu những năm 2000.
Mục lục
- 1 1. Mái vòm Thiên niên kỷ, London, Anh
- 2 2. Công trình mờ ảo, Yverdon-les-Bains, Thụy Sĩ
- 3 3. Nhà Serpentine, London, Anh
- 4 4. Ga đường sắt tốc độ cao St Pancras
- 5 5. Sân vận động quốc gia Bắc Kinh, Trung Quốc
- 6 6. Tháp 30 St Mary Axe, London
- 7 7. Bảo tàng Neues – Berlin – Đức
- 8 8. Cầu Le Viaduc de Millau, Pháp
- 9 9. “Khách sạn” đài thiên văn Nam Âu, Cerro Paranal, Chile
- 10 10. Burj Dubai (Burj Khalifa), Dubai
1. Mái vòm Thiên niên kỷ, London, Anh
- 750 triệu bảng là số tiền mà chính phủ Anh đổ vào công trình này với mục đích chào đón Thiên niên kỷ mới. Công trình có đường kính 365m, cao 100m và thường được ví như một con sứa khổng lồ nổi lên trên bán đảo Greenwich.
- Được thiết kế bởi Công ty Richard Rogers Partnership và kỹ sư Büro Happold – Mái vòm Thiên niên kỷ là một trong những công trình nổi tiếng nhất nước Anh. Khánh thành năm 2000, công trình có tên Millennium Dome (Mái vòm Thiên niên kỷ).
2. Công trình mờ ảo, Yverdon-les-Bains, Thụy Sĩ
- Được chắm cánh bởi công ty kiến trúc nổi tiếng tại New York mang tên Diller & Scofidio. Blur building tọa lạc tại Yverdon-les-Bains, Thụy Sĩ. Khởi công với mục đích triển lãm Expo 2002 và nhanh chóng trở thành hiện tượng kiến trúc được yêu thích nhất trên thế giới.
- Được thiết kế với hệ thống vòi phun sương quanh công trình. Blur Building hiện lên như một đám mây khổng lồ trôi lơ lửng trên mặt hồ Neuchatel.
3. Nhà Serpentine, London, Anh
- Công trình này do kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật – Toyo Ito và kỹ sư Cecil Balmond thiết kế tại trung tâm nghệ thuật Serpentine, London năm 2002.
- Toà nhà được xem là một gợi ý cho nghệ thuật kiến trúc của tương lai, trong đó ranh giới giữa các bức tường, sàn nhà, trần nhà, nội và ngoại thất có thể được xoá bỏ.
4. Ga đường sắt tốc độ cao St Pancras
- Nằm ở phía bắc thủ đô London (Anh), nhà ga đường sắt tốc độ cao St. Pancras mới cải tạo trên nền công trình năm 1868 vừa được hoàn thành với tổng vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD.
- Với kỳ vọng sẽ là nơi nối kết London với toàn châu Âu. Nơi đây được kỳ vọng là công trình vừa đẹp, vừa hiện đại và hoành tráng nhất châu lục.
5. Sân vận động quốc gia Bắc Kinh, Trung Quốc
- Sân Vận Động Quốc Gia Bắc Kinh nằm ở trung tâm Công viên Olympic Bắc Kinh, làng Olympic Green, quận Triều Dương (Chaoyang), Bắc Kinh. Được khởi công từ 24.12.2023 và hoàn thành năm 3.2008.
- Với sức chứa 80.000 người, SVĐ quốc gia Bắc Kinh là một công trình độc đáo. Với những khung thép được kéo thẳng tạo ra hình dáng tổ chim tự nhiên nhất. Sân có chiều dài 330m, rộng 220m, cao 69,2m. Công trình là kết quả hợp tác giữa hãng kiến trúc Thụy Sỹ Herzog & de Meuronn và hoạ sĩ nổi tiếng người Trung Quốc Ai Weiwei.
- Tổ hợp kiến trúc được xây dựng để phục vụ cho thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Như là sân khai mạc chính, đường đua, sân cho môn bóng đá, ném tạ… Sau khi Olympic 2008 kết thúc, nơi này vẫn được sử dụng làm nơi tổ chức các sự kiện giải trí, thi đấu thể thao trong và ngoài nước, và để cho khách du lịch Bắc Kinh tham quan.
- Về ý nghĩa của công trình, họ cho biết hình dáng tổ chim giống như ‘mái nhà’ che chở, chăm sóc cho mọi người, ngoài ra còn có ý nghĩa như chiếc nôi nuôi dưỡng hy vọng của con người vào tương lai.
6. Tháp 30 St Mary Axe, London
- Khánh thành năm 2003, đây là một trong những tòa nhà chọc trời ở London, Anh. 30 St Mary Axe còn có tên gọi “The Gherkin” (quả dưa chuột). Tác giả của công trình là kiến trúc sư tài ba Norman Foster, người từng đoạt giải Prizker.
- 30 St Mary Axe được thiết kế với rất nhiều yếu tố kiến trúc hiện đại để tiết kiệm năng lượng. Khoảng trống giữa các tầng được thiết kế để tạo thành hệ thống thông gió tự nhiên. Toàn bộ tòa nhà được phủ hai lớp kính để tăng cường chiếu sáng cho các phòng làm việc tạo thành một “quả dưa chuột” phủ kính khổng lồ.
7. Bảo tàng Neues – Berlin – Đức
- Neues Museum là một bảo tàng tại Berlin, Đức, nằm ở phía bắc của Bảo tàng Altes, thuộc khu vực Đảo Bảo Tàng. Neues Museum được xây dựng lần đầu vào năm 1843 và hoàn thành năm 1855, theo bản thiết kế của kiến trúc sư Friedrich August Stüler.
- Sau khi bị tổn hại nặng nề trong Thế chiến II. Bảo tàng Neues (Mới) ở Berlin chỉ còn là đống đổ nát trong hơn 60 năm. Công trình này mới được mở cửa trở lại với hình dáng khỏe khoắn và hiện đại. Thiết kế thông minh và phức tạp của bảo tàng do bàn tay kiến trúc sư người Anh David Chipperfield làm nên.
- David Chipperfield đã kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển của công trình từng lẫy lừng từ thế kỷ 19 với những kỹ thuật công nghệ hiện đại.
8. Cầu Le Viaduc de Millau, Pháp
- Cầu cạn Millau Viaduct do kiến trúc sư người Anh Norman Foster và kỹ sư cầu người Pháp Michel Virlogeux thiết kế. Đây là cây cầu từng được xem là cao nhất thế giới. Cây cầu là niềm tự hào của người Pháp. Được mệnh danh là một kỳ quan mới hoàn hảo của nước Pháp.
- Với chi phí xây dựng cầu lên đến 400 triệu euro. Điểm cao nhất của cầu là đỉnh cột chống dây văng cao 343m. Là cấu trúc cao nhất ở Pháp, cao hơn tháp Eiffel. Tới mức cây cầu nằm lượn trên những đám mây tại thung lũng Tarn, rộng 2,5km, sâu 250m.
- Việc xây dựng cây cầu còn bị cho là ý tưởng điên rồ của kiến trúc sư. Nhưng cuối cùng cầu cạn Millau đã trở thành một trong những công trình xây dựng vĩ đại và nhận được sự quan tâm của rất nhiều du khách trên toàn thế giới.
9. “Khách sạn” đài thiên văn Nam Âu, Cerro Paranal, Chile
- Khánh thành 2003, đây là “khách sạn” dành cho các nhà thiên văn học làm việc giữa sa mạc Atacama, Chile. Nổi bật với sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và phong cảnh.
- Ngoài hệ thống kính thiên văn, địa điểm xây dựng đài quan sát còn có các khu nhà điều hành, cơ sở bảo dưỡng và khách sạn có một phần nằm dưới mặt đất. Bộ phận này cách xa khu vực kính thiên văn khoảng 3 km.
10. Burj Dubai (Burj Khalifa), Dubai
Được khởi công vào tháng 1,2004. Sau hơn 6 năm với 12.000 công nhân tòa tháp đã hoàn thành và ra mắt vào ngày 04/01/2010.
Tên gọi đầu tiên được đặt cho tòa tháp là Burj Dubai. Trong tiếng Ả Rập, “Burj” có nghĩa là tháp. Sau đó, tòa tháp được đổi tên thành Burj Khalifa để vinh danh và bày tỏ lòng biết ơn với tổng thống của UAE và cũng là người cai trị Abu Dhabi – Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan.
Văn hóa địa phương, cảnh quan thiên nhiên được phản ánh rõ qua thiết kế của Buri Khalifa. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ – Adrian Smith và công ty kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (SOM). Lấy cảm hứng từ bông hoa hymenocallis (spider lily), vươn mình nở rộ nơi sa mạc cằn cỗi ở UAE. Tòa tháp như một minh chứng cho sức mạnh và sự sáng tạo, khéo léo của con người.
Khi nhìn từ trên đỉnh xuống, Burj Khalifa giống hình chữ Y, với thiết kế này lõi của tòa tháp sẽ được chống đỡ và giảm đi mặt tiết diện của tháp khi vươn cao. Đồng thời, với hình dạng này có thể tối ưu hóa không gian dân cư và khách sạn. Càng lên cao, bề rộng của tòa tháp càng thu hẹp dần. Từ tầng 156 đổ xuống của tòa tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép chắc chắn, phần còn lại kết cấu hoàn toàn bằng thép.